BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ KIẾN THỨC KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
BÀI TUYÊN TRUYỀN
MỘT SỐ KIẾN THỨC KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngày càng được nhiều người sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng đúng, đạt hiệu quả trong quá trình sử dụng thì người tiêu dùng cần lưu ý như sau:
1. Cần hiểu rõ về khái niệm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau: vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác; chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa; các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập ở trên.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở
dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
2. Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ được sử dụng để hỗ trợ các chức năng của con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được nhà sản xuất công bố rõ về đối tượng sử dụng và công dụng của sản phẩm.
- Sử dụng sản phẩm phải đúng liều lượng thời gian sử dụng và các chú ý khi sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất.
“Trong quá trình sử dụng, cần chú ý đến các tác dụng phụ của sản phẩm đối với cơ thể. Nếu thấy có các biểu hiện tác dụng phụ của sản phẩm như các biểu hiện dị ứng... cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ. Không sử dụng sản phẩm theo phong trào, truyền miệng khi không hiểu rõ về sản phẩm, công dụng và đối tượng sử dụng của sản phẩm.
3. Ghi nhãn sản phẩm
Khi mua sản phẩm cần quan tâm đến nhãn hàng hóa của sản phẩm, phải đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định; tên sản phẩm có đủ cụm từ bắt buộc “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”. Trên nhãn sản phẩm bắt buộc có dòng chữ: “Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
4. Chú ý trước khi lựa chọn quyết định mua sản phẩm - Chỉ mua sản phẩm của những nhà sản xuất có uy tín. - Chỉ mua các sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký sản phẩm theo quy định.
Đọc thông tin hướng dẫn bảo quản của sản phẩm quan sát với điều kiện thực tế bày bán và bảo quản của đơn vị có đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất khuyến cáo hay không.
Chú ý, việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe không thay thế cho việc ăn uống sinh hoạt điều độ và chế độ dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Ăn uống dinh dưỡng hợp lý; chế biến thực phẩm an toàn là cách cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.
BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ KIẾN THỨC KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
BÀI TUYÊN TRUYỀN
MỘT SỐ KIẾN THỨC KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngày càng được nhiều người sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, để sử dụng đúng, đạt hiệu quả trong quá trình sử dụng thì người tiêu dùng cần lưu ý như sau:
1. Cần hiểu rõ về khái niệm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau: vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác; chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa; các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập ở trên.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở
dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
2. Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ được sử dụng để hỗ trợ các chức năng của con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được nhà sản xuất công bố rõ về đối tượng sử dụng và công dụng của sản phẩm.
- Sử dụng sản phẩm phải đúng liều lượng thời gian sử dụng và các chú ý khi sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất.
“Trong quá trình sử dụng, cần chú ý đến các tác dụng phụ của sản phẩm đối với cơ thể. Nếu thấy có các biểu hiện tác dụng phụ của sản phẩm như các biểu hiện dị ứng... cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ. Không sử dụng sản phẩm theo phong trào, truyền miệng khi không hiểu rõ về sản phẩm, công dụng và đối tượng sử dụng của sản phẩm.
3. Ghi nhãn sản phẩm
Khi mua sản phẩm cần quan tâm đến nhãn hàng hóa của sản phẩm, phải đầy đủ các thông tin bắt buộc theo quy định; tên sản phẩm có đủ cụm từ bắt buộc “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”. Trên nhãn sản phẩm bắt buộc có dòng chữ: “Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
4. Chú ý trước khi lựa chọn quyết định mua sản phẩm - Chỉ mua sản phẩm của những nhà sản xuất có uy tín. - Chỉ mua các sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký sản phẩm theo quy định.
Đọc thông tin hướng dẫn bảo quản của sản phẩm quan sát với điều kiện thực tế bày bán và bảo quản của đơn vị có đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất khuyến cáo hay không.
Chú ý, việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe không thay thế cho việc ăn uống sinh hoạt điều độ và chế độ dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Ăn uống dinh dưỡng hợp lý; chế biến thực phẩm an toàn là cách cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh.