Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành trên nền tảng khoa học công nghệ, do đó, để có thể tiếp cận xu thế của công nghiệp 4.0, một trong những yêu cầu quan trọng là áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan nhà nước. Từ đó, tạo môi trường kinh doanh sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới và có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Trong quá trình thay đổi này, người dân và doanh nghiệp (DN) mong muốn và đòi hỏi bộ máy hành chính cũng phải thực sự đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện dịch vụ công trực tuyến và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thực sự hiệu quả hơn.
Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
Thời gian qua, hoạt động cải cách TTHC của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (HCNN) đã đạt được những kết quả khả quan. Mối quan hệ giữa cơ quan HCNN với người dân và DN được cải thiện đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách TTHC gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về TTHC (nhất là TTHC về thuế và bảo hiểm xã hội). Theo đó, các TTHC được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện cho người dân và DN.
Việc triển khai thực thi phương án đơn giản hóa TTHC theo 25 nghị quyết chuyên đề của Chính phủ đã được các bộ, ngành thực hiện cơ bản hoàn thành. Hằng năm, việc rà soát, đơn giản hóa TTHC; việc công bố, niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC đã giúp giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được đẩy mạnh triển khai tại các địa phương. Công tác rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC có nhiều chuyền biến tích cực.
Một số địa phương đã rà soát, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí giải quyết TTHC cho người dân, DN. Mục tiêu quan trọng nhất của cải cách TTHC là tạo thuận lợi cho người dân, các tổ chức và DN, đồng thời giảm áp lực cho các cơ quan công vụ. Nhiều thủ tục trước đây người dân phải đi lại, chờ đợi thì nay đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều, bởi việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC đã được triển khai tại gần 1.600 bưu điện văn hóa xã.
Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại nhà, một điểm nổi bật khác trong lĩnh vực cải cách TTHC thời gian qua là việc triển khai thí điểm đưa bộ phận một cửa các cấp về đặt tại trụ sở của bưu điện ở một số địa phương theo Nghị định số 61/2018/NÐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Lợi ích mang lại trước hết đối với Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp sẽ không phải bố trí kinh phí để xây dựng trụ sở, nhất là không phải bỏ chi phí thường xuyên để duy trì, sửa chữa, bảo dưỡng trụ sở, trang thiết bị cho bộ phận một cửa.
Ngoài ra, khi đưa bộ phận một cửa về đặt tại bưu điện, nhân viên bưu điện cũng sẽ phối hợp với cán bộ, công chức, viên chức tại nơi thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC. Ðiều này không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu triển khai chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, mà còn giúp cơ quan hành chính các cấp giảm tải được công việc để tập trung cho chuyên môn, sắp xếp lao động, tinh giản biên chế.
TS. Lê Thanh Bình Viện Nhà nước và Pháp luật Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Theo Tạp chí Quản lý nhà nước (link bài gốc)
Tin cùng chuyên mục
-
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để giải quyết tốt công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, người dân
04/07/2023 08:51:20 -
Hiểu như thế nào về Cải cách hành chính? Thủ tục hành chính?
04/07/2023 08:51:15 -
Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
04/07/2023 08:51:09
Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
BÀI TUYÊN TRUYỀN
Cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Cách mạng công nghiệp 4.0 hình thành trên nền tảng khoa học công nghệ, do đó, để có thể tiếp cận xu thế của công nghiệp 4.0, một trong những yêu cầu quan trọng là áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động hành chính, dịch vụ công của các cơ quan nhà nước. Từ đó, tạo môi trường kinh doanh sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới và có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển. Trong quá trình thay đổi này, người dân và doanh nghiệp (DN) mong muốn và đòi hỏi bộ máy hành chính cũng phải thực sự đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện dịch vụ công trực tuyến và đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) thực sự hiệu quả hơn.
Thực trạng cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
Thời gian qua, hoạt động cải cách TTHC của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (HCNN) đã đạt được những kết quả khả quan. Mối quan hệ giữa cơ quan HCNN với người dân và DN được cải thiện đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách TTHC gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về TTHC (nhất là TTHC về thuế và bảo hiểm xã hội). Theo đó, các TTHC được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện cho người dân và DN.
Việc triển khai thực thi phương án đơn giản hóa TTHC theo 25 nghị quyết chuyên đề của Chính phủ đã được các bộ, ngành thực hiện cơ bản hoàn thành. Hằng năm, việc rà soát, đơn giản hóa TTHC; việc công bố, niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC đã giúp giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được đẩy mạnh triển khai tại các địa phương. Công tác rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC có nhiều chuyền biến tích cực.
Một số địa phương đã rà soát, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí giải quyết TTHC cho người dân, DN. Mục tiêu quan trọng nhất của cải cách TTHC là tạo thuận lợi cho người dân, các tổ chức và DN, đồng thời giảm áp lực cho các cơ quan công vụ. Nhiều thủ tục trước đây người dân phải đi lại, chờ đợi thì nay đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều, bởi việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC đã được triển khai tại gần 1.600 bưu điện văn hóa xã.
Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại nhà, một điểm nổi bật khác trong lĩnh vực cải cách TTHC thời gian qua là việc triển khai thí điểm đưa bộ phận một cửa các cấp về đặt tại trụ sở của bưu điện ở một số địa phương theo Nghị định số 61/2018/NÐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Lợi ích mang lại trước hết đối với Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp sẽ không phải bố trí kinh phí để xây dựng trụ sở, nhất là không phải bỏ chi phí thường xuyên để duy trì, sửa chữa, bảo dưỡng trụ sở, trang thiết bị cho bộ phận một cửa.
Ngoài ra, khi đưa bộ phận một cửa về đặt tại bưu điện, nhân viên bưu điện cũng sẽ phối hợp với cán bộ, công chức, viên chức tại nơi thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC. Ðiều này không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu triển khai chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, mà còn giúp cơ quan hành chính các cấp giảm tải được công việc để tập trung cho chuyên môn, sắp xếp lao động, tinh giản biên chế.
TS. Lê Thanh Bình Viện Nhà nước và Pháp luật Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Theo Tạp chí Quản lý nhà nước (link bài gốc)