NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG AN TOÀN THÔNG TIN
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
Chúng ta hiện nay đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nơi mà khoa học kỹ thuật phát triển từng ngày. Đây cũng là điều chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện nhờ vào công nghệ hiện đại, từ sinh hoạt hằng ngày đến học tập, công việc. Những tiện ích mà khoa học công nghệ đem đến cho con người là không thể đếm xuể và không một ai có thể phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, những vấn đề về an toàn thông tin trên không gian mạng cũng cần được quan tâm hơn bao giờ hết.
1. Khái niệm về thông tin:
Thông tin được hiểu là kết quả, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài người bao gồm tất cả sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, hình thành trong quả trình giao tiếp. Một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác, từ phương tiện truyền thông đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội…
Thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức: nói, viết, dưới dạng điện tử… có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người. Thông tin cũng là đối tượng được tìm hiểu, nắm bắt để phục vụ nhu cầu của các chủ thể.
Thông tin mang đậm tính chủ quan của con người nên trước một sự việc, hiện tượng, với những mục đích khác nhau, thông tin sẽ biển dạng thành những nội dung khác nhau. Thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo được đầy đủ các thuộc tính với nhiều yểu cầu phức tạp đối với công tác quản lý, đặc biệt là đối với thông tin mạng do kỹ thuật truyền nhận và xử lý thông tin ngày càng phát triển, mức độ: rủi ro ngày càng lớn. Quản lý an toàn và sự rủi ro được gắn chặt với quản lý chất lượng. Khi đánh giá độ an toàn thông tin cần phải dựa trên phân tích các rủi ro, khả năng ứng phó, trình độ, năng lực của các chủ thể… Các đánh giá cần hài hoà với đặc tính, cấu trúc hệ thống và quá trình kiểm tra chất lượng.
Hiện nay, thông tin giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa tác động cũng như nó chi phối mạnh mẽ đến đời sống con người, đặc biệt là nhũng thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bí mật kinh tế… Từ đó, thúc đấy nhu cầu tìm kiếm, thu thập thông tin và biến thông tin thành một dạng hàng hóa đặc biệt hình thành mối quan hệ trao đổi, buôn bán giữa chủ thế có thông tin và chủ thể cần thông tin.
Công nghệ thông tin khi đang càng phát triển thì mức độ phụ thuộc của con người vào hệ thống thông tin càng cao và trở thành một công cụ đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của danh nghiệp, dịch vụ trực tuyến, chính phủ điện tử… Điều này mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, văn hóa, tư tưởng… từ đó việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm mục đích để giảm thiếu sự tổn thương và hậu quả có thể xảy đến trong đời sống xã hội.
2. Nội dung về phòng, chống an toàn thông tin trên không gian mạng:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì thuật ngữ không gian mạng được quy định nội dung sau: “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viên thông, mạng Internet, mạng máy tỉnh, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điêu khiên thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian”.
Vi phạm pháp luật trên không gian mạng được hiểu cơ bản chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội diễn ra trên không gian mạng do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm thực hiện cô ý hoặc vô ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những quan hệ. xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật bao gồm vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm hình sự như: tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tuyên truyền, kích động bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống…
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng được hiểu là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tố chức, cá nhân.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng trên thực tế không chỉ hướng đến làm thất bại các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên không gian mạng mà còn bao hàm cả phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ đe dọa, mối đe dọa, không để hình thành hành vi trên thực tế.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, cụ thể đó là các hoạt động sau:
– Phòng ngừa được hiểu là hoạt động nhằm mục đích chính là để có thể triệt tiêu những nguyên nhân, hạn chế những điều kiện phát sinh, phát triển các hành vi vi phạm pháp luật và các đối phương thực hiện các hành vi đó. Hoạt động phòng ngừa diễn ra thường xuyên liên tục.
– Phát hiện được hiểu là tìm kiếm, điều tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhằm xác định đầy đủ, chính xác, toàn diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hành vi, đối tượng, địa bàn hoạt động diễn ra vi phạm pháp luật. Hoạt động phát hiện được tiến hành thông qua các biện pháp công khai hoặc bí mật.
- Ngăn chặn được hiểu là các hoạt động không để hành vi vi phạm pháp luật tiêp diễn trên thực tế, khắc phục nhanh chóng hậu quả. Hoạt động ngăn chặn đòi hỏi phải tiến hành ngay khi phát hiện hành vi.
- Đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật làịcác hoạt động mang tính nghiệp vụ nhằm làm thât bại âm mưu, hoạt động vi phạm phạp luật và đưa chúng ra xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là khâu cuối cùng trong tổng thể công tác, quyết định sự thành bại trong bảo vệ an ninh mạng.
3. Đặc điểm phòng, chống an toàn thông tin trên không gian mạng:
Ta nhận thấy, phòng, chống an toàn thông tin trên không gian mạng có các đặc điểm sau:
- Tính xuyên quốc gia: Hiện nay, thông tin và các thách thức và mối đe dọa đến an toàn thông tin không bó hẹp trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Thông tin từ quốc gia này có thể nhanh chóng được các quốc gia khác nắm bắt thông quá hệ thống thông tin có tính công cộng. Cùng với đó, tội phạm có tổ chức tổ chức xuyên quốc gia triệt để lợi dụng các ưu việt cũng như hạn chế trong thông tin để thực thực hiện cậc hành vi phạm tội như trộm cắp, phát tán vi rút, tuyên truyền tư tưởng cực đoan, lôi kéo tham gia và thực hiện các hoạt động khủng bố…
- Tính phi chính phủ: Thông tin và an toàn thông tin không là sản phẩm độc quyền của bất cứ chính phủ hay chế độ nào mà có tính mở với sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị và đặc biệt các tổ chức phi nhà nước.
Các mối đe dọa đến an toàn thông tin đều không nhân danh bất cứ nhà nước nào với tác nhân gây ra có thế là sự vô tình hay cố ý từ bất cứ một thành phần nào trong xã hội, thậm chí còn đến tự các nhóm chủ thể có khuynh hướng chống đối xã hội như khủng bố quốc tế, tội phạm quốc tế… hoặc từ những lỗi liên quan đến kỹ thuật. Tuy nhiên, sự nguy hiểm từ các mối đe dọa đến an toàn thông tin lại từ việc khó xác định chủ thể gây ra, âm mưu, ý đồ, tạo ra sự nghi kỵ và nó cũng dẫn đến các hoạt động có tính trả đũa quốc tế. Cùng với đó, hậu quả từ các mối đe dọa đến an toàn thông, tin thường khó kiểm soát và khắc phục, gây ra những dư chấn tâm lý, tư tưởng, nhận thức đối với nhiều người.
- Tính toàn cầu: Sự ra đời của máy tính và internet đã góp phân thúc đấy sự lan tràn thông tin trên toàn cầu và cùng với đó là những thách thức và mội đe dọa an toàn thông tin có mức độ hậu quả trên phạm vi toàn cầu. Các tác nhân tấn công và mục tiêu bị tấn công có thể đến từ bất cứ đâu trên toàn cầu, rất khó xác định. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là trong kết nối, chia sẻ hạ tầng công nghệ thông tin, làm các mối đe dọa đến an toàn thông tin có khả năng tác động đến nhiềụ nước. Từ đó, cũng đòi hỏi các quốc gia có sự phối hợp trong giải quyết và đảm bảo an toàn thông tin.
- Diễn ra gay go quyết liệt phức tạp, lâu dài, trong điều kiện bùng no các phương tiện truyền thông hiện đại, liên quan đến rất nhiều yếu tố quốc tế, yếu tố nước ngoài. Bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng phải đối đầu, đấu tranh với nhiều loại tội phạm mới như tin tặc (hacker; cracker), kinh doanh các dịch vụ viễn thông quốc tế lậu, trộm cắp cước viễn thông quốc tế…
- Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ta nhận thấy, vấn đề an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng đã có những thay đối lớn và trở thành một vấn đề mới trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống và đây cũng chính là một trọng tâm trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tác động, ảnh hưởng toàn diện đến an ninh kinh tế, an ninh chính trị, an ninh văn hóa – tư tưởng, an ninh xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Người đứng đầu không trực tiếp vào cuộc, không trực tiếp làm, không trực tiếp dùng thì chuyển đổi số khó thành công
01/10/2024 15:16:10 -
Hiệu quả chuyển đổi số tại Hà Trung
01/10/2024 14:58:49 -
UBND xã Lĩnh Toại triển khai mô hình “ 3 không” trên địa bàn xã năm 2024
18/08/2024 00:00:00 -
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học
02/08/2024 15:11:56
NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG AN TOÀN THÔNG TIN
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG.
Chúng ta hiện nay đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nơi mà khoa học kỹ thuật phát triển từng ngày. Đây cũng là điều chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện nhờ vào công nghệ hiện đại, từ sinh hoạt hằng ngày đến học tập, công việc. Những tiện ích mà khoa học công nghệ đem đến cho con người là không thể đếm xuể và không một ai có thể phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, những vấn đề về an toàn thông tin trên không gian mạng cũng cần được quan tâm hơn bao giờ hết.
1. Khái niệm về thông tin:
Thông tin được hiểu là kết quả, là một dạng thức liên kết trong xã hội loài người bao gồm tất cả sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người, hình thành trong quả trình giao tiếp. Một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác, từ phương tiện truyền thông đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc qua quan sát các hiện tượng tự nhiên, xã hội…
Thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức: nói, viết, dưới dạng điện tử… có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, tác động đến nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người. Thông tin cũng là đối tượng được tìm hiểu, nắm bắt để phục vụ nhu cầu của các chủ thể.
Thông tin mang đậm tính chủ quan của con người nên trước một sự việc, hiện tượng, với những mục đích khác nhau, thông tin sẽ biển dạng thành những nội dung khác nhau. Thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo được đầy đủ các thuộc tính với nhiều yểu cầu phức tạp đối với công tác quản lý, đặc biệt là đối với thông tin mạng do kỹ thuật truyền nhận và xử lý thông tin ngày càng phát triển, mức độ: rủi ro ngày càng lớn. Quản lý an toàn và sự rủi ro được gắn chặt với quản lý chất lượng. Khi đánh giá độ an toàn thông tin cần phải dựa trên phân tích các rủi ro, khả năng ứng phó, trình độ, năng lực của các chủ thể… Các đánh giá cần hài hoà với đặc tính, cấu trúc hệ thống và quá trình kiểm tra chất lượng.
Hiện nay, thông tin giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa tác động cũng như nó chi phối mạnh mẽ đến đời sống con người, đặc biệt là nhũng thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bí mật kinh tế… Từ đó, thúc đấy nhu cầu tìm kiếm, thu thập thông tin và biến thông tin thành một dạng hàng hóa đặc biệt hình thành mối quan hệ trao đổi, buôn bán giữa chủ thế có thông tin và chủ thể cần thông tin.
Công nghệ thông tin khi đang càng phát triển thì mức độ phụ thuộc của con người vào hệ thống thông tin càng cao và trở thành một công cụ đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của danh nghiệp, dịch vụ trực tuyến, chính phủ điện tử… Điều này mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, văn hóa, tư tưởng… từ đó việc bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng nhằm mục đích để giảm thiếu sự tổn thương và hậu quả có thể xảy đến trong đời sống xã hội.
2. Nội dung về phòng, chống an toàn thông tin trên không gian mạng:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019) thì thuật ngữ không gian mạng được quy định nội dung sau: “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viên thông, mạng Internet, mạng máy tỉnh, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điêu khiên thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian”.
Vi phạm pháp luật trên không gian mạng được hiểu cơ bản chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội diễn ra trên không gian mạng do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm thực hiện cô ý hoặc vô ý xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến những quan hệ. xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật bao gồm vi phạm hành chính, vi phạm dân sự, vi phạm hình sự như: tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tuyên truyền, kích động bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống…
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng được hiểu là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tố chức, cá nhân.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng trên thực tế không chỉ hướng đến làm thất bại các hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên không gian mạng mà còn bao hàm cả phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ đe dọa, mối đe dọa, không để hình thành hành vi trên thực tế.
Phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, cụ thể đó là các hoạt động sau:
– Phòng ngừa được hiểu là hoạt động nhằm mục đích chính là để có thể triệt tiêu những nguyên nhân, hạn chế những điều kiện phát sinh, phát triển các hành vi vi phạm pháp luật và các đối phương thực hiện các hành vi đó. Hoạt động phòng ngừa diễn ra thường xuyên liên tục.
– Phát hiện được hiểu là tìm kiếm, điều tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhằm xác định đầy đủ, chính xác, toàn diện âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hành vi, đối tượng, địa bàn hoạt động diễn ra vi phạm pháp luật. Hoạt động phát hiện được tiến hành thông qua các biện pháp công khai hoặc bí mật.
- Ngăn chặn được hiểu là các hoạt động không để hành vi vi phạm pháp luật tiêp diễn trên thực tế, khắc phục nhanh chóng hậu quả. Hoạt động ngăn chặn đòi hỏi phải tiến hành ngay khi phát hiện hành vi.
- Đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật làịcác hoạt động mang tính nghiệp vụ nhằm làm thât bại âm mưu, hoạt động vi phạm phạp luật và đưa chúng ra xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây là khâu cuối cùng trong tổng thể công tác, quyết định sự thành bại trong bảo vệ an ninh mạng.
3. Đặc điểm phòng, chống an toàn thông tin trên không gian mạng:
Ta nhận thấy, phòng, chống an toàn thông tin trên không gian mạng có các đặc điểm sau:
- Tính xuyên quốc gia: Hiện nay, thông tin và các thách thức và mối đe dọa đến an toàn thông tin không bó hẹp trong phạm vi quốc gia, vùng lãnh thổ nào. Thông tin từ quốc gia này có thể nhanh chóng được các quốc gia khác nắm bắt thông quá hệ thống thông tin có tính công cộng. Cùng với đó, tội phạm có tổ chức tổ chức xuyên quốc gia triệt để lợi dụng các ưu việt cũng như hạn chế trong thông tin để thực thực hiện cậc hành vi phạm tội như trộm cắp, phát tán vi rút, tuyên truyền tư tưởng cực đoan, lôi kéo tham gia và thực hiện các hoạt động khủng bố…
- Tính phi chính phủ: Thông tin và an toàn thông tin không là sản phẩm độc quyền của bất cứ chính phủ hay chế độ nào mà có tính mở với sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị và đặc biệt các tổ chức phi nhà nước.
Các mối đe dọa đến an toàn thông tin đều không nhân danh bất cứ nhà nước nào với tác nhân gây ra có thế là sự vô tình hay cố ý từ bất cứ một thành phần nào trong xã hội, thậm chí còn đến tự các nhóm chủ thể có khuynh hướng chống đối xã hội như khủng bố quốc tế, tội phạm quốc tế… hoặc từ những lỗi liên quan đến kỹ thuật. Tuy nhiên, sự nguy hiểm từ các mối đe dọa đến an toàn thông tin lại từ việc khó xác định chủ thể gây ra, âm mưu, ý đồ, tạo ra sự nghi kỵ và nó cũng dẫn đến các hoạt động có tính trả đũa quốc tế. Cùng với đó, hậu quả từ các mối đe dọa đến an toàn thông, tin thường khó kiểm soát và khắc phục, gây ra những dư chấn tâm lý, tư tưởng, nhận thức đối với nhiều người.
- Tính toàn cầu: Sự ra đời của máy tính và internet đã góp phân thúc đấy sự lan tràn thông tin trên toàn cầu và cùng với đó là những thách thức và mội đe dọa an toàn thông tin có mức độ hậu quả trên phạm vi toàn cầu. Các tác nhân tấn công và mục tiêu bị tấn công có thể đến từ bất cứ đâu trên toàn cầu, rất khó xác định. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa đã làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là trong kết nối, chia sẻ hạ tầng công nghệ thông tin, làm các mối đe dọa đến an toàn thông tin có khả năng tác động đến nhiềụ nước. Từ đó, cũng đòi hỏi các quốc gia có sự phối hợp trong giải quyết và đảm bảo an toàn thông tin.
- Diễn ra gay go quyết liệt phức tạp, lâu dài, trong điều kiện bùng no các phương tiện truyền thông hiện đại, liên quan đến rất nhiều yếu tố quốc tế, yếu tố nước ngoài. Bảo đảm an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng phải đối đầu, đấu tranh với nhiều loại tội phạm mới như tin tặc (hacker; cracker), kinh doanh các dịch vụ viễn thông quốc tế lậu, trộm cắp cước viễn thông quốc tế…
- Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ta nhận thấy, vấn đề an toàn thông tin, phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng đã có những thay đối lớn và trở thành một vấn đề mới trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống và đây cũng chính là một trọng tâm trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự, tác động, ảnh hưởng toàn diện đến an ninh kinh tế, an ninh chính trị, an ninh văn hóa – tư tưởng, an ninh xã hội.